Khu vực chuồng cu |
Chiều cao của khu vực này chỉ khoảng 4m ở điểm cao nhất và thấp dần ra 2 bên (xem hình dưới). Bên trong dầy đặc 2 hàng cột để chống đỡ phần mái ngói. Với kết cấu như thế này, chủ nhà được "tư vấn" chia thành 2 tầng để tận dụng tối đa diện tích cho yến ở, thực ra là tối đa số tiền trên hóa đơn cho nhà thầu.
Ngay khi vừa mở cửa nhà yến, mùi ẩm mốc xộc ngay vào mũi. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là việc vận hành sai máy tạo ẩm, cộng với không gian quá chật hẹp bên trong (do chiều cao thấp). Chúng tôi phải để cửa ra khoảng 5-10 phút, để làn hơi sương tan đi mới vào được bên trong.
Dự đoán của chúng tôi quả không sai, toàn bộ số gỗ trong nhà bị mốc nặng do chất liệu gỗ không tốt (gỗ Bạch Tùng), không kiểm soát được độ ẩm, cộng với việc dùng phân yến trực tiếp trên thanh làm tổ
Hệ thống âm thanh được lắp đặt hoàn toàn sai. Những chiếc loa phát tiếng trong được lắp hướng thẳng xuống sàn nhà! Không có bất kỳ loa dẫn nào bên trong.
Và kết quả, không cần phải nói, là không hề có bất kỳ "dấu tích" nào của chim yến trong nhà.
Công trình này chúng tôi quyết định không trực tiếp thi công mà hướng dẫn cho chủ nhà cách sửa chữa theo hướng:
1. Bỏ hẳn tầng trên vì dạng mái xéo, cộng với hai hàng cột dày đặc không thể dỡ bỏ
2. Thay đổi lại miệng hang cho phù hợp bằng cách hạ thấp xuống tầng dưới.
3. Thiết kế lại đường chim bay trong nhà, bố trí thêm phòng VIP
4. Lắp đặt hệ thống loa dẫn
5. Điều chỉnh lại cách lắp loa trong
6. Thay đổi âm thanh trong và ngoài cho phù hợp
7. Trị nấm mốc trên thanh làm tổ
8. Hạ thấp đường ống dẫn hơi sương
9. Vận hành máy phun siêu âm theo độ ẩm
10. Lắp đặt thêm 100 tổ giả
11. Sử dụng Mutiara để tạo mùi bầy đàn và Super Hormone để giữ chim ở lại và kích thích chúng làm tổ
Chim yến phải len lỏi qua hàng cột này để đến được lối vào khu vực làm tổ |
Phân yến cùng với nấm mốc đầy rẫy trên thanh làm tổ |
Những cái loa chổng ngược xuống đất |
Ống dẫn hơi sương gắn ngay trên thanh làm tổ |
Chúc mọi người nuôi yến thành công !!!
0 comments