Chuyên trang chia sẻ, phổ biến kiến thức, kỹ thuật nuôi chim yến trong nhà theo công nghệ của các nước có nghề yến phát triển như Indo, Malaysia, cũng như kinh nghiệm thực tế đầu tư nuôi yến tại Việt Nam. Website này được phát triển bới Công Ty TNHH Thương Mại Dịch Vụ Yến Vương, chuyên nhập khẩu và phân phối thanh làm tổ red meranti, thiết bị nuôi yến, nhạc yến, hóa chất dẫn dụ... từ Malaysia

Thứ Năm, 18 tháng 4, 2013

Có nên phát triển nghề nuôi chim yến lấy tổ?

Chim yến bay rợp trời ở Cần Giờ, TPHCM - Ảnh: Uyên Viễn.

(TBKTSG Online) – Việc Cơ quan Thú y vùng 6 tại TPHCM đề xuất tiêu hủy toàn bộ số chim yến ước tính 100.000 con đang có tại rạp Thanh Bình do Công ty cổ phần Yến Việt quản lý đã phần nào nói lên sự lo lắng của nhà quản lý một khi chim hoang dã hay có nguồn gốc hoang dã nhiễm dịch bệnh, nhất là dịch cúm A/H5N1, vốn gây nhiều thiệt hại về người và của trong gần chục năm qua ở Việt Nam, đồng thời cũng gây hoang mang cho hàng ngàn hộ nuôi chim yến lấy tổ và người tiêu dùng vẫn coi tổ yến như một loại thực phẩm bồi bổ sức khỏe cao cấp.
Vấn đề đặt ra là có nên khuyến khích phát triển nghề nuôi chim yến trong bối cảnh dịch bệnh cúm A/H5N1 “vẫn treo lơ lửng trên đầu”, năm thì bùng phát, năm thì im ắng hay không. Mới đây, giới khoa học xác định, dịch cúm A/H7N9 gây chết người ở Trung Quốc xuất phát từ gia cầm và cả từ chim bồ câu hoang dã ở nước này càng làm cho vấn đề trở nên bức xúc hơn.
Theo PGS TS Nguyễn Khoa Diệu Thu, nguyên Trưởng phòng công nghệ sinh học động vật, Viện Sinh học nhiệt đới, người có nhiều năm nghiên cứu về chim yến ở Việt Nam, thì chim yến ít có khả năng nhiễm virut H5N1. Lý do chim yến là loài chim suốt ngày bay trong không trung để kiếm mồi, do chân yếu ớt không bao giờ đậu, ngoại trừ những nơi làm tổ, vào thời gian chim nghỉ ngơi ấp trứng; chim yến không chia sẻ không gian bay hoặc làm tổ với các loài chim khác, là một loài sống khá cô lập với các đối tượng khác, cơ hội tiếp xúc với nguồn bệnh rất ít, ngoại trừ nguồn nước. Mỗi ngày chim yến rời nhà đi kiếm ăn từ 6 giờ sáng, mãi đến chiều tối chúng mới trở về "mái ấm" của mình mà không ăn thức ăn nhân tạo do người nuôi làm ra.
Nhiều người vẫn nghĩ rằng chim yến có thể nuôi được nhưng trong thực tế chúng ta chỉ có thể dựa vào kỹ thuật xây dựng và thiết kế để dẫn dụ chim yến vào nhà làm tổ chứ không thể cho chúng ăn như kiểu nuôi gà công nghiệp.
Việc nuôi chim yến đòi hỏi vốn đầu tư rất lớn, thời gian dụ yến lâu dài và đặc biệt là không thể cho yến ăn bằng thức ăn nhân tạo do bản chất chim yến hoang dã và chỉ có thể bắt côn trùng khi đang bay.
Nhưng một thực tế khác là một đàn chim yến ở Ninh Thuận đã nhiễm cúm A/H5N1 đã được xác nhận của cơ quan có thẩm quyền và đề xuất 100.000 con đang có tại rạp Thanh Bình do Công ty cổ phần Yến Việt quản lý. Dù mang tiếng là “nuôi” nhưng chim yến vẫn là động vật hoang dã, kiểu “chim trời cá nước”thì việc tiêu hủy sẽ khó khăn hơn rất nhiều so với tiêu hủy gà vịt trong các đợt dịch cúm gia cầm trước đây.
Nhiều năm trước, trong những lần dịch cúm gia cầm H5N1 bùng phát mạnh, những ai chứng kiến cảnh cơ quan thú y phải tổ chức bắn hạ bồ câu nuôi trong thành phố để phòng ngừa lây nhiễm vi rút H5N1 thì giờ đây, nếu mường tượng cảnh dịch cúm gia cầm bùng phát trở lại, trong đó có chim yến cũng bị lây nhiễm thì hàng ngàn đàn chim yến nuôi với hàng triệu con là một thách thức không nhỏ cho phòng chống dịch.
Nhưng ở khía cạnh kinh tế, nghề nuôi chim yến đang là nghề nóng sốt hiện nay. Thực ra khai thác tổ chim yến ngoài tự nhiên đã có từ lâu đời nhưng phát triển nuôi chim yến thì bùng phát từ năm 2004, 2005 trở lại đây. Theo phỏng đoán của 1 chuyên gia, vào năm 2008-2009, sản lượng tổ yến còn dựa chủ yếu vào nguồn lợi tự nhiên, đạt khoảng 3,5-4 tấn/năm, với tổng số đàn chim 750.000 con, trong đó Khánh Hòa chiếm 60% sản lượng tổ yến thì nay, ước tính cả nước mỗi năm thu chừng 10 tấn tổ yến nuôi và yến đảo, đàn chim yến phải hàng triệu con.
Theo thống kê sơ bộ của ngành nông nghiệp, tính đến cuối năm 2010, Việt Nam có trên 2.000 nhà nuôi chim yến trải dài
Trong một số tài liệu của các nhà phân phối yến sào, tổ yến được cho là có nhiều thành phần dinh dưỡng quý hiếm, điển hình là một số loại protein và axit amin như amide, humin, arginine, cystine, histidine, and lysin.
Ngoài ra, tổ yến còn được cho là chứa các khoáng chất như canxi, sắt, kali, phốt pho và magie.
Về tác dụng của tổ yến, một số tài liệu cho rằng tổ yến giúp bổ phổi, cường thân, tăng cường hệ miễn dịch, đẩy nhanh quá trình tái tạo tế bào, giúp người bệnh nhanh phục hồi, thậm chí còn hỗ trợ bệnh nhân AIDS chống lại virus HIV.
từ Đà Nẵng đến Cà Mau. Tại TPHCM có khoảng 500 căn nhà chim, riêng huyện Cần Giờ có tới gần 200 căn và đã có lúc, ngành nông nghiệp thấy nuôi chim yến ồ ạt, đã dự thảo một quy định cấm nuôi chim yến trong nội thành, nội thị.
Một khảo sát của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TPHCM gần đây thì hiệu quả kinh tế thu được từ nuôi chim yến cao gấp hơn 20 lần so với giá trị sản xuất bình quân đất nông nghiệp của thành phố (230 triệu đồng/héc ta/năm), cao gấp 4,8 lần so với những hộ trồng hoa cắt cành hay cá cảnh. Về lý thuyết, nếu dùng để xây nhà nuôi chim yến thì một héc ta đất nông nghiệp có thể mang về 4,8 tỉ đồng/năm. Giá mỗi ki lô gam tổ yến xuất khẩu 2.000-2.500 đô la Mỹ, vị chi 10 tấn tổ yến của năm ngoái thu về 25 triệu đô la.
Với chiều dài hơn 3.000 km bờ biển cùng nhiều đảo và nghề khai thác tổ yến đã có từ lâu đời thì sản lượng tổ yến ở Việt Nam chỉ 10 tấn/năm hiện nay thì chẳng thấm vào đâu nếu so tổng sản lượng yến trên thế giới hiện nay lên đến hơn 3.700 tấn/năm, doanh thu thương mại tổ yến năm 2010 đạt khoảng 6 tỉ đô la Mỹ. Hiện nay Indonesia đang sản xuất 70% sản lượng tổ yến trên toàn thế giới, khoảng 2.000 tấn/năm, với tổng lượng đàn chim khoảng 80 triệu con, Malaysia sản xuất được khoảng 275 tấn/năm, đàn yến cũng có khoảng 10 triệu con chim.
Nghề nuôi chim đang trên đà phát triển mạnh, nhiều doanh nghiệp và cá nhân đã đầu tư lớn cho nghề này, nhưng nói gì thì nói, việc chim yến ở Ninh Thuận có nhiễm vi rut H5N1 cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro về dịch bệnh bùng phát cũng như những thiệt hại về người và tài sản nếu nó diễn ra.
Câu hỏi lớn đặt ra lúc này là có nên khuyến khích phát triển nghề nuôi chim yến lấy tổ hay không? Nếu vẫn khuyến khích người dân nuôi chim yến lấy tổ để đưa sản lượng tổ yến lên ngang tầm Indonesia, Malaysia... thì cần phải có chính sách, biện pháp như thế nào để vừa phát triển được nghề nuôi yến, vừa bảo đảm được sức khỏe cộng đồng, tránh dịch bệnh.
Ý kiến anh/chị như thế nào, xin mời đóng góp trong box bên dưới.

Theo TBKTSG Online
Share this post

0 comments

:) :-) :)) =)) :( :-( :(( :d :-d @-) :p :o :>) (o) [-( :-? (p) :-s (m) 8-) :-t :-b b-( :-# =p~ :-$ (b) (f) x-) (k) (h) (c) cheer

LinkWithin

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...
 
© 2011 Kỹ thuật nuôi yến: Bí quyết nuôi chim yến thành công
Designed by BlogThietKe Cooperated with Duy Pham
Released under Creative Commons 3.0 CC BY-NC 3.0
Posts RSS Comments RSS
Back to top