Chuyên trang chia sẻ, phổ biến kiến thức, kỹ thuật nuôi chim yến trong nhà theo công nghệ của các nước có nghề yến phát triển như Indo, Malaysia, cũng như kinh nghiệm thực tế đầu tư nuôi yến tại Việt Nam. Website này được phát triển bới Công Ty TNHH Thương Mại Dịch Vụ Yến Vương, chuyên nhập khẩu và phân phối thanh làm tổ red meranti, thiết bị nuôi yến, nhạc yến, hóa chất dẫn dụ... từ Malaysia

Thứ Bảy, 16 tháng 3, 2013

Một nguyên nhân khiến nhà yến của bạn không thể tăng đàn !!!



Câu chuyện dưới đây sẽ cho bạn cái nhìn rõ nét hơn về tập tính xâm chiếm và kiểm soát lãnh thổ của chim chủ bầy, cũng có thể đây là một gợi ý để bạn tìm ra nguyên nhân vì sao nhà yến của mình không thể tăng đàn nhanh chóng như mong đợi.

Đa số chúng ta đểu biết chim yến là loài sống theo bầy đàn.

Mỗi đàn có ít nhất khoảng 4-10 cá thể và có thể phát triển lên đến hàng trăm cá thể. Mỗi đàn đều có một con chỉ huy (chim chủ bầy) và nó là người quyết định khu vực kiếm ăn của đàn.

Nếu quan sát kỹ cách chim yến xây tổ trong nhà bạn, bạn sẽ phát hiện ra những chiếc tổ được phân chia thành từng nhóm một. Những thành viên trong đàn có khuynh hướng xây tổ gần nhau. (Xem hình minh họa bên dưới)


Buổi chiều, khi lũ chim về tổ, chúng cũng đi thành từng đàn, từng đàn một.

Số cá thể trong đàn tăng dần qua mỗi chu kỳ sinh sản. Khi quy mô bầy đàn của chúng lớn đến một mức nào đó, lũ chim trong đàn sẽ trở nên hung hăng hơn đối với những cá thể khác không thuộc đàn đó. Khi đó sẽ có sự tranh giành, xâm chiếm lãnh thổ xảy ra đối với các cá thể đơn lẻ hay các đàn khác có quy mô nhỏ hơn.

 Một điều chúng ta cần ghi nhớ ở đây là lũ chim yến có tập tính xâm chiếm lãnh thổ của ké yếu hơn cũng như tự bảo vệ lãnh thổ của mình.

Bên cạnh việc trở nên hung hăng đối với các cá thể khác, lũ chim yến còn biết đánh dấu lãnh thổ bằng phân của chúng. Một ví dụ dễ thấy là các dấu phân trên khắp các bức vách ở phòng lượn. Nếu bạn quan sát kỹ, những dấu phân này được chúng cố tình tạo ra lúc đang bay. Bạn có thể hình dung ra chúng làm điều này lúc đang bay khó như thế nào? Lũ chim dùng các dấu phân này để đánh dấu lãnh thổ.

Ngoài ra, chim chủ bầy còn có thể chứng tỏ sự thống trị của mình bằng cách dùng một loại âm thanh đặc biệt. Nó thường hét lớn lên để thông báo sự thống trị của mình. Những con chim lạ khi nghe loại âm thanh này sẽ hoảng sợ và bỏ đi nơi khác, thậm chí không dám ở hoặc đến gần nhà yến đó nữa.

Đây có thể chính là nguyên nhân khiến nhà yến của nhân vật trong câu chuyện này sau hơn một năm hoạt động chỉ có vỏn vẹn một tổ.

Sau khi đưa nhà yến đi vào hoạt động khoảng hơn một năm trước, ông ta có rất nhiều kỳ vọng vào khoảng đầu tư của mình. Nhưng tháng này qua tháng khác, chỉ có vỏn vẹn một cặp yến đồng ý chọn nhà ông làm nơi sinh sống.

Dường như cặp chim này chính là cặp chim chủ bầy nào đó. Với bản chất hung hăng, chúng thường làm cho những con chim khác sợ và không dám đến gần hay ở lại ngôi nhà này. Ngay cả lũ chim con của chúng cũng đi mất sau khi chúng trưởng thành.

Chủ nhà rất thất vọng về điều này và ông ta quyết định làm một điều khác biệt. Với suy nghĩ rằng chính cặp chim này là nguyên nhân ngăn cản sự phát triển bầy đàn trong nhà ông và không còn cách khác là phải tiêu diệt nó.

Một hôm ông ta đóng cửa ra vào lại và dùng lưới đuổi bắt cho được cặp chim này. 

Vài tuần sau khi cặp chim này bị giết, ngôi nhà này đã có thể đón được những con chim mới vào cư ngụ. Điều này nghe có vẻ lạ nhưng có thể chính bản tính thống thị của một số cá thể đã ngăn cản các cá thể khác đến gần và sinh sống tại nhà bạn, khiến số lượng yến trong nhà bạn không thể phát triển như mong đợi.

Đây là một câu chuyện thật mà tôi góp nhặt trong những chuyến đi tu nghiệp tại Malaysia và gặp gỡ các chủ nhà yến ở đó. Một chút kinh nghiệm chia sẻ để bạn đọc gần xa có gặp phải trường hợp này có thể tìm được hướng giải quyết phù hợp.

Chúc mọi người nuôi yến thành công.
Share this post

0 comments

:) :-) :)) =)) :( :-( :(( :d :-d @-) :p :o :>) (o) [-( :-? (p) :-s (m) 8-) :-t :-b b-( :-# =p~ :-$ (b) (f) x-) (k) (h) (c) cheer

LinkWithin

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...
 
© 2011 Kỹ thuật nuôi yến: Bí quyết nuôi chim yến thành công
Designed by BlogThietKe Cooperated with Duy Pham
Released under Creative Commons 3.0 CC BY-NC 3.0
Posts RSS Comments RSS
Back to top