Chuyên trang chia sẻ, phổ biến kiến thức, kỹ thuật nuôi chim yến trong nhà theo công nghệ của các nước có nghề yến phát triển như Indo, Malaysia, cũng như kinh nghiệm thực tế đầu tư nuôi yến tại Việt Nam. Website này được phát triển bới Công Ty TNHH Thương Mại Dịch Vụ Yến Vương, chuyên nhập khẩu và phân phối thanh làm tổ red meranti, thiết bị nuôi yến, nhạc yến, hóa chất dẫn dụ... từ Malaysia

Thứ Ba, 4 tháng 9, 2012

Thiết kế nhà yến có thể copy ???



Trước đây tôi có lần đề cập đến sự khác biệt cần thiết để tăng sức hút, tính cạnh tranh so với các nhà yến trong khu vực. Làm sao để lũ chim yến phải chọn nhà bạn mà không phải là nhà ông hàng xóm? Các yếu tố có thể kể ra như tiếng gọi, hóa chất hay các kỹ thuật tăng bầy đàn. Nhưng đó là những cái có thể làm dần dần / thay đổi khi nhà yến đã đi vào hoạt động. Một yếu tố khác, căn cơ hơn nhưng rất ít người chú ý đến là thiết kế ban đầu. Vậy thiết kế có cần khác biệt không?

Giả sử trong khu vực của bạn có một nhà yến rất thành công. Bạn muốn có một căn nhà như vậy. Cách đơn giản nhất để copy thiết kế là gọi ngay ông thầu / tư vấn đã xây cho người đó. Nhưng nếu bạn copy được thì người khác cũng làm được. Trong một khu vực có hàng chục căn nhà yến tương tự nhau (do thiết kế chi phối hầu hết các yếu tố còn lại) thì lũ chim biết chọn căn nào? Tôi nghĩ chúng sẽ chỉ chọn căn đầu tiên thành công.

Chính sự khác biết này mới tạo nên cái khó của nghề nuôi yến. Nếu bạn đã làm được một nhà yến thành công, không chắc là bạn sẽ có căn thứ hai thành công? Nếu bạn mang thiết kế của một căn nhà thành công đến một nơi khác chưa chắc đã dùng được. Đây cũng là lý do tôi có 2 căn nhà yến nằm cạnh nhau nhưng thiết kế hoàn toàn khác biệt. Kết quả thế nào thì chắc những ai đã từng đến tham quan cũng đã rõ. Bạn đọc xem qua hình ảnh / video hy vọng cũng cảm nhận được phần nào.

Một thiết kế tốt phải đảm bảo sự hài hòa giữa môi trường bên ngoài và bên trong nhà yến. Làm sao để bên trong đủ mát, đủ ẩm, ánh sáng đạt ngưỡng nhưng không cản đường chim bay, tạo điều kiện cho chúng ra vào dễ dàng. Điều này không phải dễ.

Đơn cử như thiết kế lỗ ra vào. Trên lý thuyết, hướng mở lỗ ra vào phải thuận theo đường chim bay. Điều này không cần bàn cãi thêm. Kích thước lỗ ra vào như thế nào?

Một số người mở lỗ to, 1m x 1.2m để chim dễ ra vào. Nhưng nếu mở lỗ to quá thì ánh sáng lại vào nhiều, gây nên tình trạng chim vào mà không ở lại hoặc chim chỉ ở co cụm trong một khu vực mà không phát triển ra xung quanh.

Nếu mở lỗ nhỏ thì có thể cản bớt ánh sáng nhưng nếu làm không khéo thì chim chỉ bay quần chơi bên ngoài nhiều mà không bay vào trong. Nguyên nhân gây ra có thể do hướng gió gây cản trở đường bay, khiến chúng khó lượn vào nhà.

Kích thước lỗ ra vào cần được tính toán cẩn thận dựa trên hướng mở lỗ,  hướng ánh sáng, hướng gió, kích thước ngôi nhà, điều kiện xung quanh... 
    
Tiếp theo đó là các vách ngăn để triệt tiêu tối đa ánh sáng. Vách ngăn nên đặt ở đâu, khoảng cách thế nào là hợp lý để đạt được mục tiêu là hạn chế ánh sáng nhưng chim vẫn vào được cũng như không làm môi trường bên trong trở nên ngột ngạt.

Một yếu tố khác cũng không kém phần quan trọng là thông gió, đối lưu không khí. Mục tiêu cần đạt là tạo môi trường thông thoáng, giữ được nhiệt độ và độ ẩm trong giới hạn cho phép. Nếu thiết kế phần này không đạt sẽ rất khó kiểm soát được nhiệt độ / độ ẩm trong nhà.

Do đó, đừng bao giờ cố gắn copy thiết kế của người khác nếu bạn chưa hiểu được nguyên lý của nó. Mọi yếu tố đều đã được "đo ni, đóng giày" cho ngôi nhà đó. Sự gán ghép chỉ mang lại thất bại. Cái mà bạn cần phải học, phải phân tích là tại sao người ta phải thiết kế như vậy để từ đó vận dụng sáng tạo để tạo ra một thiết kế tốt cho riêng mình.


Chúc mọi người nuôi yến thành công.



Share this post

0 comments

:) :-) :)) =)) :( :-( :(( :d :-d @-) :p :o :>) (o) [-( :-? (p) :-s (m) 8-) :-t :-b b-( :-# =p~ :-$ (b) (f) x-) (k) (h) (c) cheer

LinkWithin

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...
 
© 2011 Kỹ thuật nuôi yến: Bí quyết nuôi chim yến thành công
Designed by BlogThietKe Cooperated with Duy Pham
Released under Creative Commons 3.0 CC BY-NC 3.0
Posts RSS Comments RSS
Back to top