Chuyên trang chia sẻ, phổ biến kiến thức, kỹ thuật nuôi chim yến trong nhà theo công nghệ của các nước có nghề yến phát triển như Indo, Malaysia, cũng như kinh nghiệm thực tế đầu tư nuôi yến tại Việt Nam. Website này được phát triển bới Công Ty TNHH Thương Mại Dịch Vụ Yến Vương, chuyên nhập khẩu và phân phối thanh làm tổ red meranti, thiết bị nuôi yến, nhạc yến, hóa chất dẫn dụ... từ Malaysia

Thứ Tư, 14 tháng 9, 2011

Kích thước tối thiểu của phòng lượn và phòng làm tổ




Tôi dám chắc rằng sẽ không có nhiều “sư phụ” sẵn sàng chỉ bạn biết đâu là kích thước lý tưởng của phòng lượn và phòng làm tổ trong một ngôi nhà yến.
Họ thường sẽ nói với bạn rằng kích thước cần khoảng 5m x 5m và không cần giải thích gì thêm. Nếu bạn hỏi ông ta tại sao cần như vậy thì câu trả lời là “Kích thước đó là tốt nhất rồi. Ông đừng hỏi quá nhiều. Tôi biết những gì tôi đang làm”.
Những người không hiểu biết thường phó mặc tất cả cho “sư phụ”. Và đến một ngày nào đó, họ nhận ra rằng thiết kế của vị “sư phụ” kia hoàn toàn sai khi ngôi nhà đã hoạt động khá lâu nhưng không có một con chim nào đến ở cả.
Đó là lý do tại sao tôi khuyên mọi người nên bổ sung cho mình những kiến thức cơ bản và nghề này, trước khi có quyết định đến gặp nhà thầu để xây một ngôi nhà yến hoặc cải tạo ngôi nhà hiện tại.
Đâu là kích thước lý tưởng? Đâu là chiều cao lý tưởng? Nhiệt độ xung quanh có ảnh hưởng gì đến thiết kế hay không?

Nếu ngôi nhà yến có 2 - 3 tầng, có cần tăng chiều cao của tầng trên cùng lên hay không? Vì sao?

Câu trả lời ở đây chỉ có thể dựa vào thói quen bay lượn của loài yến. Nếu bạn đủ kiên nhẫn quan sát cách chúng bay, bạn có thể nhận ra rằng nếu bạn muốn lũ chim vào ở trong nhà bạn thì lối vào phải được thiết kế thật chính xác. Kích thước phòng lượn phải đủ lớn để chúng có thể bay lượn vòng mà không bị vướng và có lỗ vô được bố trí hợp lý để chúng có thể bay vào phòng làm tổ.

Kích thước lý tưởng ở đây, đủ rộng để chim yến bay lượn là 4m x 4m. Và tuyệt đối không có vật cản nào trên đường bay của chúng. Một điểm cần lưu ý nữa khi thiết kế phòng lượn là cần tính toán để không có nhiều ánh sáng lọt vào phòng làm tổ.

Đối với phòng làm tổ, bạn cũng có thể sử dụng lại kích thước trên. 4m x 4m là tối thiểu. Nếu bạn muốn phòng to hơn thì nên gộp nhiều phòng 4m x 4m lại. Vẫn phải đảm bảo rằng không có vật cản nào trên đường bay của chúng.
Về chiều cao trần nhà thì sao? Điều này tùy thuộc vào nhiệt đổ của khu vực quanh nhà yến của bạn. Tôi lấy ví dụ là vùng Peninsular, Malaysia. Nhiệt độ trung bình ở vùng này tương đối cào, thường trên 27* C. Do đó, chiều cao tối thiểu ở vùng này là 3m và chiều cao tối đa không vượt quá 4.5m. Hãy nhớ rằng lũ chim sẽ không thích trần nhà thấp hơn 3m. Chúng sẽ cảm thấp không thoải mái khi làm tổ quá thấp.

Chiều cao lý tưởng thường từ 2.7m trở lên. Vì khi chim yến bay, chúng cần “rơi” khỏi thanh làm tổ trước khi bay lên. Khoảng cách để chim yến có thể “rơi” được là 2.1m. Cho nên, nếu trần nhà quá thấp, lũ chim sẽ gặp khó khăn khi bay.

Một điều rất dễ nhận biết là đối với ngôi nhà nhiều tầng thì tầng dưới luôn mát hơn tầng trên. Cho nên, để làm mát tầng trên cùng, bạn cần làm trần nhà cao hơn, thường khoảng 0.5m so với các tầng dưới.
Share this post

0 comments

:) :-) :)) =)) :( :-( :(( :d :-d @-) :p :o :>) (o) [-( :-? (p) :-s (m) 8-) :-t :-b b-( :-# =p~ :-$ (b) (f) x-) (k) (h) (c) cheer

LinkWithin

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...
 
© 2011 Kỹ thuật nuôi yến: Bí quyết nuôi chim yến thành công
Designed by BlogThietKe Cooperated with Duy Pham
Released under Creative Commons 3.0 CC BY-NC 3.0
Posts RSS Comments RSS
Back to top