Chuyên trang chia sẻ, phổ biến kiến thức, kỹ thuật nuôi chim yến trong nhà theo công nghệ của các nước có nghề yến phát triển như Indo, Malaysia, cũng như kinh nghiệm thực tế đầu tư nuôi yến tại Việt Nam. Website này được phát triển bới Công Ty TNHH Thương Mại Dịch Vụ Yến Vương, chuyên nhập khẩu và phân phối thanh làm tổ red meranti, thiết bị nuôi yến, nhạc yến, hóa chất dẫn dụ... từ Malaysia

Thứ Năm, 28 tháng 7, 2011

Tại sao bạn cần biết đường bay của chim yến





Không có nhiều người chú ý đến đường bay của chim yến.

Thậm chí có một số còn không bận tâm đến hướng mà chúng bay đến và cũng như bay về nơi ở của mình.

Chim yến không làm tổ trên cây, dưới những gầm cầu, hay là bên hiên nhà, những nơi có nhiều ánh sáng. Những ngôi nhà phù hợp với chúng phải là nơi an toàn, tối, ẩm và thuận lợi. Những nơi có môi trường gần giống như hang động.

Chúng bay về nhà vào buổi chiều và thường vội vàng trở về nơi chúng đã chọn với đầy đủ những điều kiện trên.

Khi chúng đã chọn được nhà và bắt đầu làm cái tổ đầu tiên, chúng sẽ ở đó mãi mãi để tiếp tục sinh sản đến khi chúng chết.

Đường bay của chim là đường chúng bay đi khi trời sáng và bay về khi hết ngày.
Nếu bạn bỏ ra một chút thời gian của mình nhìn lên bầu trời, nơi gần nhà yến của bạn, bạn có thể nhận biết được đường bay của chúng.

Một số điều bạn sẽ nhận thấy sau đây:
1. Chuyến đầu tiên, từ 4:30pm đến 6:00pm (3:30 đến 5:00 chiều giờ VN), chúng bay rất cao trên bầu trời, khoảng hơn 450m.

2. Từ khoảng 5:30pm đến 7:00pm (4:30 đến 6:00 chiều giờ VN) chúng có xu hướng bay xuống thấp hơn, khoảng 150m từ đầu bạn.

3. Chuyến bay cuối về nhà là từ 7:00pm ( sau 6:00 tối giờ VN) khi trời tối hẳn, chúng bay thấp xuống mặt đât, cách đầu khoảng 30m đến 60m
.
Tại sao chúng bay khác nhau như vậy, tôi chắc rằng do trong không gian có thức ăn ( côn trùng) cho chúng.
Vào lúc 4:30pm đến 6:00pm (giờ VN 3:30pm đến 5:00pm) những con côn trùng bay cao, khi trời tối chúng xuống thấp hơn.

Nếu xung quanh nhà yến có bể nước, hồ tự nhiên, sông hoặc ao thì như thế nào?
Bạn cần lưu ý đến yếu tố này. Nếu khoảng cách từ nhà yến đến những nguồn nước kể trên không xa thì bạn cần cẩn thận khi xác định đường chim bay. Đường chim bay trong trường hợp này không giống như thông thường. Đa phần lũ chim sẽ bay từ nguồn nước về.

Vài tuần trước, tôi đến thăm một ngôi nhà yến ở Kemanman, Trengganu. Ông ấy gặp khó khăn khi phát triển đàn yến của mình suốt 4 năm. Tuy nhiên, sau khi ông ấy đổi lỗ thu chim sang hướng đối diện với sông Kemanman. Và ông ấy đã thành công. Từ chỉ có 40 tổ trong 4 năm, ông ấy đã tăng được 400 tổ trong vòng chưa tới 6 tháng.

Bài học cho chúng ta trong trường hợp này là nếu bạn xác định được chính xác đường chim bay, bạn sẽ dễ dàng chọn được hướng để mở lỗ thu chim. Đây là một trong những yếu tố quan trọng quyết định sự thành công của một ngôi nhà yến.
Share this post

0 comments

:) :-) :)) =)) :( :-( :(( :d :-d @-) :p :o :>) (o) [-( :-? (p) :-s (m) 8-) :-t :-b b-( :-# =p~ :-$ (b) (f) x-) (k) (h) (c) cheer

LinkWithin

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...
 
© 2011 Kỹ thuật nuôi yến: Bí quyết nuôi chim yến thành công
Designed by BlogThietKe Cooperated with Duy Pham
Released under Creative Commons 3.0 CC BY-NC 3.0
Posts RSS Comments RSS
Back to top