Chuyên trang chia sẻ, phổ biến kiến thức, kỹ thuật nuôi chim yến trong nhà theo công nghệ của các nước có nghề yến phát triển như Indo, Malaysia, cũng như kinh nghiệm thực tế đầu tư nuôi yến tại Việt Nam. Website này được phát triển bới Công Ty TNHH Thương Mại Dịch Vụ Yến Vương, chuyên nhập khẩu và phân phối thanh làm tổ red meranti, thiết bị nuôi yến, nhạc yến, hóa chất dẫn dụ... từ Malaysia

Thứ Tư, 20 tháng 7, 2011

Kích thước lý tưởng của chuồng cu



 “ Harry, tôi cần sự tư vấn của ông về nhà yến của tôi. Sau 3 ngày hoạt động chỉ có 3 con chim yến bay vào. Những con còn lại đều không vào. Vui lòng xem hình đính kèm và tư vấn giúp tôi”
Đó là một tin nhắn từ một người mới ở Sarawak.

Anh ấy chỉ vừa đưa căn nhà yến bằng gỗ của mình vào hoạt động, bức hình trên làm tôi cảm thấy chuồng cu quá nhỏ.

Trước nhất, chúng ta cần hiểu được chức năng cơ bản của chuồng cu, công dụng hữu ích để thu hút chim của nó thế nào?


Thiết kế chuồng cu đúng kỹ thuật là một vũ khí mạnh mẽ đễ dẫn đường cho chim vào nhà.
Đầu tiên, cần biết được ý tưởng về kích thước và chiều cao.
Chúng ta biết chim yến cần khu vực có kích thước 4mX4m để nó có thể bay lượn trơn tru. Vậy tại sao chúng ta lấy nó làm kích thước tối thiểu. Nếu bạn muốn không gian lớn hơn thì đó là 4,5m x 4,5m.
Về chiều cao?
Có rất nhiều lợi thế nếu bạn đặt lỗ cao nhất bạn có thể. Tuy nhiên, khi lỗ vào quá cao chim sẽ không xuống được lối vào phòng làm tổ. Chúng bay trên trần chuồng cu và không muốn bay xuống.
Chúng ta cần phải chọn chiều chiều cao đúng, không quá cao cũng không quá thấp. Tôi nghĩ cao khoảng từ 2.1m đến 2.4m là từ trần nhà là đủ.
Còn lỗ vào? Nơi nào chúng ta cần mở lỗ?, Bao nhiêu?, kích thước lý tưởng cộng với nơi đối diện cửa vào là gì?
Một khi bạn có bốn bức tường trên chuồng cu, bạn cần phải xác định vị trí mở thích hợp nhất dể thu hút những con chim vào nhà.
Sự lựa chọn đầu tiên của tôi là lỗ vô đối diện đường chim bay (là hướng chúng bay về nhà khi trời tối).
Đặt lỗ vô ở góc bên tay phải để đảm bảo rằng khi chúng bay vào chuồng cu có thể lượn môt vòng ngược kim đồng hồ.
Kích thước, đối với nhà yến mới, nên làm lớn nếu bạn có thể. Tôi lỗ vô rộng 1m và cao 1.2m. Bạn nên làm khung của lỗ vô bằng gỗ để dễ lắp đặt loa.
Bạn có thể giảm kích thước lỗ xuống nếu số lượng chim nhiều và đạt được mức 300 tổ.
Bạn cần phải cài đặt sẵn những cửa bảo vệ chống cú để chúng không tấn công vào nhà.
Tốt nhất là lỗ cách trần 0.5m và cách tường 0.5m.

Có thể có nhiều hơn một lỗ vô?
Tôi nghĩ bạn nên mở thêm một lỗ ở bức tường đối diện theo đường chéo. Lỗ thứ 2 theo đường chéo, để chim không bay thẳng từ lỗ này qua lỗ kia, và cũng theo hướng ngược chiều kim đồng hồ.
Chiều cao và khoảng cách đến trần nhà và tường tương tự như thiết kế lỗ vào chính.

Lắp đặt loa như thế nào?
Bạn có thể lắp đặt loa theo nhiều cách nhưng tôi theo quan điểm của tôi, tôi lắp đặt loa theo cách sau đây ( xem bản phác thảo).

Nếu bạn quan sát kỹ, sẽ thấy tôi đặt 2 loa nhỏ phát tiếng trong ở phía dưới.
Tại sao? Tôi đoán các bạn sẽ tự hỏi và tìm ra câu trả lời đúng.

Ghi chú: Bài viết này được ông Harry viết năm 2010, nay đã có cải tiến về cách lắp đặt loa ở lỗ vô. Theo tôi, ở bài viết này, các bạn chỉ nên tham khảo các thông số kích thước của lỗ vô và chuồng cu. Còn cách lắp đặt loa mới, hiệu quả hơn sẽ được giới thiệu trong bài viết tiếp theo.
Share this post

0 comments

:) :-) :)) =)) :( :-( :(( :d :-d @-) :p :o :>) (o) [-( :-? (p) :-s (m) 8-) :-t :-b b-( :-# =p~ :-$ (b) (f) x-) (k) (h) (c) cheer

LinkWithin

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...
 
© 2011 Kỹ thuật nuôi yến: Bí quyết nuôi chim yến thành công
Designed by BlogThietKe Cooperated with Duy Pham
Released under Creative Commons 3.0 CC BY-NC 3.0
Posts RSS Comments RSS
Back to top